Không chỉ là nguồn năng lượng chiếu sáng đơn thuần của con người, ánh sáng còn có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, sức khỏe cũng như năng suất làm việc của chúng ta. Hãy cùng Đèn An Phước tìm hiểu kĩ hơn về nhân tố này.

Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sinh học thường ngày của con người. Nếu lượng ánh sáng chúng ta nhận được quá nhiều hay quá ít cũng khiến sức khỏe của con người suy giảm trên những khía cạnh:

Ánh sáng ảnh hưởng đến thị giác

Những loại ánh sáng khác nhau sẽ tác động đến mắt của ta theo những cách khác nhau. Một vài ánh sáng có thể gây ra những tổn thương và căng thẳng cho mắt, với một vài dấu hiệu phổ biến, thường gặp như nhức đầu, nhức mỏi, đau mắt…

Những loại ánh sáng có hại:

– Tia cực tím: xuất hiện nhiều trong ánh nắng mặt trời mà ta tiếp xúc vào ban ngày. Nếu tiếp xúc nhiều với tia cực tím có thể gây cháy giác mạc, tổn thương võng mạc, … Đây còn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đục thủy tinh thể.

– Ánh sáng xanh: phát ra từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi hay những loại đèn trang trí chất lượng kém. Loại ánh sáng này có thể gây nên những tổn thương nặng nề đến tế bào thần kinh của mắt, đặc biệt là võng mạc.

Phải chú ý đến mức độ tương phản mà ánh sáng phát ra để tránh tình trạng tổn thương đến thị giác. Hãy điều chỉnh cho màu tông tối, độ tương phản và mức độ ánh sáng cho đến khi mắt bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái nhất, nếu bạn phải làm việc nhiều trên các thiết bị điện tử như điện thoại hoặc máy tính.

Tiếp theo nên để ý đến hệ thống đèn trang trí trong phòng, thông thường hệ thống ánh sáng nhân tạo sẽ hỗ trợ cho việc sinh hoạt được dễ dàng hơn, nhưng không phải cách lắp đặt, thiết kế hệ thống chiếu sáng nào cũng hợp lý và đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.

Trong trường hợp cường độ ánh sáng lớn, với nhiều loại đèn khác nhau sẽ tác động xấu đến đôi mắt của bạn. Với các đối tượng như học sinh, sinh viên có thói quen sử dụng đèn bàn học, máy tính trong thời gian dài có thể gây nhức mắt. Cần điều chỉnh thời gian sử dụng một cách hợp lý nhất để bảo vệ đôi mắt của bản thân.

Cảm xúc chịu sự chi phối của nguồn sáng

Một căn bệnh bị ảnh hưởng trực tiếp từ ánh sáng là Trầm cảm theo mùa hay còn gọi là rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD). Đây là chứng bệnh chỉ xảy ra vào mùa đông và mùa thu, tình trạng người bệnh sẽ phục hồi khi trở lại vào mùa xuân hoặc mùa hè. Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm này là sự thay đổi lượng ánh sáng giữa các mùa. Đây là minh chứng cụ thể nhất cho sự ảnh hưởng của ánh sáng đến cảm xúc con người.

Ánh sáng có thể khiến ta cảm thấy hạnh phúc, bình tĩnh, nhưng cũng có thể dẫn ta đến cảm giác bi quan, chán nản và buồn bã. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh, chỉ cần bước ra ngoài ánh sáng mặt trời 15 phút mỗi ngày sẽ khiến tâm trạng trở nên tốt hơn.

Ngoài ánh sáng tự nhiên từ mặt trời, ánh sáng nhân tạo cũng có khả năng kích hoạt những cảm xúc mãnh liệt hơn, theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Vì vậy để có một cảm xúc ổn định hãy giữ cho ánh sáng trong căn phòng ở mức độ ấm, nên để cường độ ánh sáng ở mức 500 – 800 lumen, nhiệt độ màu 2700k hoặc ấm hơn.

Đôi khi ánh sáng còn chi phối cảm xúc và sự quyết định của chúng ta. Nếu ánh sáng không quá chói, với một lượng dịu nhẹ ta sẽ đưa ra quyết định hợp lý, sáng suốt hơn. Đó là kết quả mà các nhà nghiên cứu của Đại học Toronto Scarborough (Canada) đã chứng minh được. Các giáo sư tin rằng hiệu ứng ánh sáng tác động đến mức độ tình cảm, gây ra nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng ánh sáng còn giúp con người quên đi cảm giác đau đớn.

Năng suất làm việc phụ thuộc một phần vào ánh sáng

Để hiểu rõ hơn cách mà ánh sáng ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của chúng ta, trước tiên nên tìm hiểu về các kiến thức cơ bản về ánh sáng. Nguồn ánh sáng nhiệt độ màu thấp hơn được gọi là màu nóng, và nguồn ánh sáng với nhiệt độ cao hơn được gọi là màu lạnh.

Tác động của ánh sáng đối với đời sống con người

– Nhiệt độ màu cao hơn 4.600K sẽ xuất hiện ánh sáng màu xanh trắng được gọi là màu lạnh, hay còn gọi là ánh sáng ban ngày.

– Nhiệt độ màu trung bình là từ 3.100K đến 4.600K sẽ cho ta ánh sáng màu trắng lạnh.

– Còn với chỉ số nhiệt độ màu thấp hơn 3.100K trở lại, ánh sáng sẽ dao động từ màu đỏ sang màu vàng, được gọi là gam màu nóng.

Theo nghiên cứu, các nhân viên cảm thấy ít bị stress hơn cả khi làm việc dưới ánh sáng tự nhiên. Đặc biệt làm việc dưới ánh sáng tự nhiên cả hai buổi sáng và chiều có thể giảm trầm cảm, tăng năng suất, cải thiện sự tỉnh táo trong công việc.

Dưới ánh sáng xanh, có nhiệt độ màu 17.000K các nhân viên sẽ làm việc hiệu quả nhất, bởi đây là ánh sáng giúp hỗ trợ thị lực, tăng sức sống và sự tỉnh táo vào ban ngày. Một lợi ích khác mà ánh sáng lạnh mang lại là giảm lượng melatonin, một loại hormone khiên sta buồn ngủ. Giữ lượng melatonin ở mức thấp có tác dụng giống như uống 1 ly cà phê.

Những ánh sáng có tông màu ấm có xu hướng tạo ra cảm giác thoải mái, phù hợp trong những không gian thân mật, nơi mà bạn muốn nhân viên bình tĩnh và thoải mái nhất, đó có thể là phòng họp.

Theo Stanley Felderman & Nancy Keatinge – điều hành công ty thiết kế Felderman Keatinge & Associates cho biết ánh sáng nên được thay đổi xuyên suốt trong các thời điểm trong ngày. Đầu ngày ta có thể làm việc dưới ánh sáng lạnh, rồi ấm dần lên trong ngày.

Tác động của ánh sáng đối với đời sống con người
Bảng nhiệt độ màu

Chất lượng giấc ngủ

Sự ảnh hưởng của ánh sáng tới giấc ngủ không chỉ diễn ra khi ta mới bắt đầu ngủ, mà còn có những tác động gián tiếp khác lúc ta chưa đi ngủ. Ánh sáng tự nhiên là yếu tố tác động nhiều nhất đến giấc ngủ con người. Trong không gian ngôi nhà không thể thiếu được nguồn ánh sáng tự nhiên, kể cả phòng ngủ.

Nguồn ánh sáng này sẽ khiến không gian có thêm năng lượng và sinh khí, giảm thiểu ẩm mốc và ngột ngạt. Chính sự đầy đủ ánh sáng vào ban ngày sẽ giúp cho giấc ngủ của ta sâu hơn.

Đối với hệ thống chiếu sáng trong phòng ngủ, chúng ta nên sử dụng ánh sáng dịu nhẹ, gián tiếp, loại ánh sáng vàng. Bởi khi sử dụng đèn, năng lượng phòng ngủ sẽ tăng cao, cơ thể sẽ bị kích thích để tỉnh táo và năng động hơn, vậy nên ta sẽ khó có thể nghỉ ngơi và đi vào giấc ngủ sâu.

Tốt nhất nên sử dụng ánh sáng trong không gian như đèn trần hoặc áp tường, khiến phòng ngủ trở nên nhẹ nhàng, yên bình và ấm cúng. Với một hệ thống chiếu sáng hợp lý như vậy, giấc ngủ ngon sẽ tìm đến bạn.

5/5 - (1 bình chọn)