Châu Âu hoa lệ – quyền quý về cả con người và cảnh vật nơi đây đều khiến ta mê đắm. Bước vào những bức tranh cổ điển Châu Âu nét đẹp ấy càng được nâng lên một tầm cao. Hãy cùng mê đắm cùng trải nghiệm nét đẹp Châu Âu xưa cũ qua những tác phẩm nghệ thuật được kiến tạo bởi bàn tay tài hoa của những người họa sĩ.
Nét nghệ thuật ẩn sau bộ tranh cổ điển châu Âu
Trường phái hội họa tranh cổ Châu Âu nét mang đẹp hiện thực
Chủ nghĩa cổ điển Châu Âu từ thế kỉ thứ V đã xuất hiện với nhiều bức tranh phản ánh cuộc sống của người dân thời gian đó. Đây là bức tranh mang tỉ lệ hài hòa cấu trúc đơn giản và tính bất đối xứng. Một tác phẩm đẹp cần hội tụ đủ các yếu tốt: tự nhiên, tôn quý, nghiêm trang nhưng vẫn phải bình dị.
Nghệ thuật cổ điển không chỉ chú trọng tả thực các chủ thể tự nhiên, mà còn thể hiện sự hoàn hảo và miêu tả sinh động các giá trị cao quý. Để thể hiện được điều đó những hoạ sĩ thuộc trường phái cổ điển, sự hoàn hảo thể hiện ở sự tĩnh lặng, giới hạn và tao nhã.
Nổi lên trên hết là nghệ sĩ Phục Hưng tìm cách mô tả cả vẻ đẹp lý tưởng lẫn chủ nghĩa hiện thực. Họ đã kết hợp những hiểu biết này vào công việc và tạo nên những kiệt tác nghệ thuật, đồng thời thiết lập nên các tiêu chuẩn cho các thế hệ hoạ sĩ thời kỳ sau này cũng đang hướng tới.
Nội dung đậm chất nhân văn của tranh cổ điển Châu Âu
Phong cách cổ điển Châu Âu vẽ nhiều bức hoạ với các nội dung đa dạng không dập khuôn, các khung ảnh lớn thay thế cho bảng vẽ, tạo ra những bức sơn dầu với tỷ lệ lớn. Nội dung xu hướng tranh sơn dầu này đã trở nên phổ biến rộng khắp châu Âu, và sơn dầu đã trở thành phương pháp vượt trội vì sự tiện dụng và khả năng biểu đạt rộng rãi của nó.
Đó thực sự làm nên một nghệ thuật mới với những tuyên ngôn thẩm mĩ khác, không giống với nghệ thuật và kĩ thuật của xu hướng ấn tượng mà họ cùng tham gia trước đó. Ba họa sĩ Paul Cézanne, Paul Gauguin, Vincent Van Gogh với ba phong cách hiện thực đã làm phong phú và đa dạng một thời kỳ ngắn ngủi nhưng vang dội và đầy hấp dẫn của của nghệ thuật. Họ báo hiệu cho các trào lưu sẽ nở rộ ở thế kỷ 20.
Chúng ta sẽ bắt gặp những bức tranh: phong cảnh sông nước; kiệt tác về những bức chân dung phụ nữ, những nhà tôn giáo, bức tranh về chúa…
Những bức tranh nghệ thuật đầu từ những năm 1730, thể hiện rất rõ phong cách của trường phái cổ điển châu Âu, có đặc điểm là bố cục chặt chẽ, màu sắc tương phản rực rỡ và các hình thể nhân vật luôn trong tư thế động.
Dòng tranh cổ điển Châu Âu đẹp phổ biến nhất
Tranh cổ điển Pháp
Nicolas Poussin người sáng lập ra trường pháp nghệ thuật cổ điển Pháp từng nói. “Một bức tranh phải hàm chứa tối đa những ý nghĩa về đức hạnh; đó là biểu hiện của một công trình có trí tuệ”. Đây cũng là điểm cốt lõi sẽ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật hàn lâm. Hình thức này không đơn thuần là để tái tạo hiện thức mà còn cho thấy được một mảng của xã hội; những góc nhìn của người nghệ sĩ về xã hội đương thời.
Một trong những ví dụ điển hình nhất về hội họa thời Phục hưng ở Pháp có thể được nhìn thấy trong việc trang trí các vòm trần của Nhà thờ St. Cecelia ở Albi. Được vẽ vào đầu thế kỷ XVI. Thậm chí trước khi François 1 ° lên ngôi của Pháp. Trong thời trị vì của François, Fontainebleau đã trở thành trung tâm hoạt động nghệ thuật; nhưng trường Fontainebleau là trường dạy hội họa phục hưng của Pháp duy nhất tại gia.
Tranh phong cảnh Châu Âu cổ điển
Cùng giống như con người những cảnh đẹp hiện ra trước mắt ta cũng trở thành cảm hứng của những bức tranh cổ điển Châu Âu. Sẽ là những bìa rừng lá rụng vàng, hay những cảnh thú rừng đi lạc; hay chỉ là những hình ảnh những chú gà nhỏ đang kiếm ăn trong nhà…
Phong cách phối màu không quá đậm, cũng không quá nhạt; sự hài hòa của bức tranh toát lên nét đẹp châu Âu cổ điển. Như hoạ sĩ chính thức của Napoleon, Jacques-Louis David; người có niềm yêu thích các chủ đề thần thoại cũng như các sự kiện đương đại luôn tán thành phương pháp cổ điển.
Đắm chìm trong vẻ đẹp nghệ thuật tranh cổ điển Châu Âu mang hơi hướng của dòng nghệ thuật Phục Hưng nhưng cũng pha trộn phong cách Châu Âu cổ xưa. Tất cả tạo nên sự khác biệt độc nhất vô nhị không giống bất cứ phong cách nghệ thuật nào!
Tranh sơn dầu cổ điển Châu Âu
Người châu Âu áp dụng sơn dầu bắt đầu từ hội họa Hà Lan sớm ở Bắc Âu; và đến đỉnh cao của thời kỳ Phục hưng; kỹ thuật sơn dầu đã gần như thay thế hoàn toàn việc sử dụng sơn tempera. Sơn dầu đã được người châu Âu sử dụng để vẽ các bức tượng và đồ gỗ từ ít nhất là thế kỷ XII.
Những người họa sĩ phương Bắc thời kỳ đầu sẽ áp dụng cách vẽ bề mặt rất chi tiết bằng cách sử dụng một bàn chải mịn và chất lỏng; sơn mỏng lên gỗ sồi. Bức tranh được hoàn thành bằng cách sử dụng nhiều lớp sơn với các tông màu từ nhạt đến đậm. Mọi chi tiết đều được lấy sắc nét; trái ngược với đường nét tự do của các tác phẩm sau này.
Trước thế kỷ XIX, các nghệ sĩ nghiền bột màu và trộn sơn của họ cho nhiều loại phương tiện hội họa. Điều này gây khó khăn cho việc di chuyển và khiến hầu hết các hoạt động vẽ tranh bị giới hạn trong xưởng vẽ. Điều này đã thay đổi khi các ống sơn dầu trở nên phổ biến rộng rãi; sau khi họa sĩ chân dung người Mỹ John Goffe Rand phát minh ra ống kim loại có thể ép hoặc thu gọn vào năm 1841. Các nghệ sĩ có thể trộn màu một cách nhanh chóng và dễ dàng; điều này lần đầu tiên cho phép phối màu tương đối tiện lợi.
Tranh tân cổ điển Châu Âu
Vua Napoleon – Pháp vào khoảng thế kỉ thứ 19 và hoàn toàn đi theo trường phái tân cổ điển. Làn sóng này đồng thời lan tỏa rộng khắp ra Châu Âu thời bấy giờ. Napoleon đã lãnh đạo nhiều học giả tích cực nghiên cứu cũng như sưu tầm những kiệt tác cổ đại. Không chỉ đơn thuần mô phỏng nghệ thuật Hy Lạp và La Mã.
Trường phái tân cổ điển mang nhiều nét nghệ thuật và phóng khoảng hơn phong cách cổ điển với vẻ đẹp chan hòa, một vẻ đẹp dễ cảm nhận được chỉ với mắt thường. Ngày nay phong cách tân cổ điển Châu Âu vẫn luôn được duy trì và bảo tồn trên nhiều tác phẩm nghệ thuật hội họa cũng như nội thất xây dựng.
Tranh cổ điển thời Phục hưng
Thời kỳ Phục hưng là một thuật ngữ dùng để chỉ khoảng thời gian giữa thế kỷ XIV và XVII ở Châu Âu; thời gian trung gian giữa thời kỳ Trung cổ và thời kỳ Hiện đại. Đây là thời kỳ mà phong trào văn hóa Phục hưng bắt nguồn từ Florence (Ý) sau đó lan rộng ra khắp các nước châu Âu.
Theo nghĩa chính xác, cụm từ nghệ thuật Phục hưng là sự tái sinh những giá trị của nghệ thuật tuy khoa học thời cổ đại và sự phục sinh; phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây. Đặc biệt, tranh thời kỳ này thể hiện những giá trị và đặc trưng của cả một thời kỳ. Các bức tranh thời Phục hưng đề cập đến các chủ đề như chủ nghĩa anh hùng; sức mạnh con người, tranh phong cảnh và phác thảo tôn giáo.
Nghệ thuật Phục hưng lấy nền tảng là nghệ thuật cổ điển; được coi là truyền thống cao quý nhất trong các truyền thống cổ đại; nhưng đã biến đổi truyền thống đó bằng cách tiếp thu những phát mới trong nghệ thuật Bắc Âu; bằng cách áp dụng kiến thức khoa học đương đại.
Xem thêm: