Hơn 25.000 năm trước đây gốm sứ đã có mặt và thay đổi cuộc sống của con người với nhiều ứng dụng. Cũng từ đó rất nhiều tác phẩm nghệ thuật ra đời; rất nhiều vật dũng hữu ích ra đời phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân loại. Và rồi đến ngày nay nó vẫn luôn lưu giữ được giá trị ứng dụng cao trong mọi lĩnh vực.
Khái niệm về gốm
Chúng ta vẫn thường gọi chung gốm sứ – nhưng thực chất đó là 2 dạng nguyên vật liệu có nhiều điểm khác nhau.
Gốm là gì ?
– Gốm là một vật dụng trong xây dựng công trình xây dựng, vật dụng đa dạng. Ngay từ khi con người phát hiện ra lửa và rời hang hốc đá, cất nhà…Có 2 cách thức làm là nung và không nung tùy theo mục đích sử dụng. Được làm ra bằng cách trộn đất sét và các nguyên liệu sau đó xử lý nung qua lửa để tạo hình dáng.
Sứ là gì ?
– Sứ là một dạng của đất sét được tạo ra bằng cách đun nóng nguyên liệu, ở dạng cao lanh trong lò với nhiệt độ khoảng 1.200°C (2.192 °F) và 1.400°C (2.552 °F). Độ dẻo dai và độ sáng của sứ phát sinh chủ yếu là sự hình thành của thủy tinh, khoáng sản trong các thành phần bị nung ở nhiệt độ cao.
Sứ thường có nhiệt độ nung ở mức độ cao nhất là 1300°C còn gốm sẽ có nhiệt độ nung cao hơn. Nó là đồ thô mộc đã nung qua lửa nhưng không có men, chất liệu thường là thô. Nếu như được tráng men thì phải gọi là đồ sứ.
Vật liệu gốm
Vât liệu này ở vật chất thể rắn có dạng cường độ theo các sắp xếp nhất định của các nguyên tử ion. Cấu trúc đa tinh thể bao gồm các pha tinh thể liên kết với nhau trên nền pha thủy tinh và các pha khí. Cấu trúc (structure) hay còn được gọi là tổ chức, là sự sắp xếp các thành phần bên trong của một loại vật liệu.
Phân loại gốm theo chất liệu và quy trình nung
Đồ gốm bằng đất sét nung (Earthenware):
Thuật ngữ “đồ gốm bằng đất sét nung” chỉ loại đồ thủ công được phân loại từ thô đến tinh; chúng thường được sử dụng với mục đích thiết thực; được khắc hoặc sơn để trang trí. Người ta có thể hoàn thiện bề mặt bằng nhiều công đoạn khác nhau để tăng khả năng chống thấm hoặc để trang trí.
Đồ gốm nâu đỏ không tráng men (Terracotta):
Đồ gốm nâu đỏ không tráng men (gọi một cách văn vẻ là “đồ đất nung”) được nung ở nhiệt độ xấp xỉ 950 độ C. Chúng có thể làm những bức tượng đất nhỏ; nhưng cũng có khi là những vật có kích thước rất lớn như những chiếc lư, phù điêu và chi tiết trang trí trên kiến trúc.
Đôi khi trước lúc nung, ở giai đoạn làm áo, người ta trang trí màu trắng trơn; hoặc nếu trang trí theo từng đoạn, người ta thực hiện trước và sau khi nung (ví dụ những bức tượng bằng đất nung Tanagra của Hy Lạp).
Đồ gốm đất nung có tráng men (Glazed earthenware):
Đồ gốm đất nung có tráng men được phân loại theo đặc điểm về men và trang trí. Men được làm từ thủy tinh và kết dính với gốm trong quá trình nung lần thứ hai. Đồ gốm bằng đất sét nung có tráng men gồm gốm trắng, gốm màu ngà, ngọc bích và tất cả loại Staffordshire. Đồ gốm tráng men màu thiếc bao gồm gốm Delft, Faience và Maiclica.
Đồ gốm trơn (Lustreware):
Đồ gốm trơn được pha thêm kim loại trong men, hoặc là phủ toàn bộ hoặc là theo mẫu (Đồ sứ cũng thường sử dụng cách này)
Đồ sành cứng (Stoneware):
Nằm giữa hai loại đồ gốm đất nung và đồ sứ; đồ sành cứng được làm bằng đất sét và một loại đá có thể nấu chảy được. Nó có tính cứng, rắn và trong như thủy tinh. Loại đồ sành này thường có màu vàng, nâu đậm, xám hoặc xanh (ví dụ như đồ men ngọc của Trung Quốc).
Đồ sứ (Porcelain):
Có ba loại đồ sứ chính: đồ sứ cứng, đồ sứ xốp và đồ sứ làm bằng đất sét và tro xương (bone china). Đồ sứ cứng và xốp đều được nung ở nhiệt độ giữa 1200 độ C và 1450 độ C. “Cứng” tương ứng với đồ sứ nung ở nhiệt độ khoảng 1450oC và “nhẹ xốp” ứng với nhiệt độ nung vào khoảng 1200 độ C.
Các loại gốm theo công dụng
Để thuận tiện trong việc sử dụng, các loại gốm được phân thành 4 loại chính:
- Kết cấu, bao gồm gạch, ống, sàn và mái ngói
- Vật liệu chịu lửa: chẳng hạn như lớp lót lò nung, chất tản nhiệt khí đốt, nồi nấu kim loại bằng thép và thủy tinh
- Đồ trắng, bao gồm đồ ăn , đồ nấu nướng, gạch ốp tường và đồ vệ sinh
- Kỹ thuật: trong kỹ thuật, gốm được sử dụng để làm:
- Vòi đốt gas
- Viên nén ôxít uranium nhiên liệu hạt nhân
- Cấy ghép y sinh
- Lớp phủ của cánh tuabin động cơ phản lực
- Các bộ phận tuabin khí hỗn hợp gốm ma trận
- Phanh đĩa gốm carbon-carbon gia cố
- Nón mũi tên lửa
- Vòng bi
Đồ gốm sứ lưu giữ giá trị truyền thông ngàn năm
Như chúng ta đã biết nguyên liệu làm gốm chính là một sản phẩm được làm ra từ đất. Từ nguyên liệu thô sơ trải qua quá trình sàng lọc làm sạch đất, sau đó đất sét sẽ được nhào nặn thành hình thù mong muốn. Và công đoạn cuối là nung sản phẩm ở nhiệt độ cao, thường là từ 1.300 đến 1.400 độ C, từ 4 tiếng đến 5 tiếng tùy theo sản phẩm.
Gốm sứ được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ những sản phẩm gia dụng đến ứng dụng trong các ngành công nghiệp hoặc y tế… Đối với mỗi mục đích sử dụng khác nhau thì dòng gốm sẽ được chế tác theo công thức phù hợp nhất.
Gốm sứ gắn liền với lịch sử phát triển của loài người
Lịch sử gốm sứ trên thế giới
Có rất nhiều bằng chứng liên quan tới gốm sứ đã được các nhà khảo cổ học tìm thấy trên khắp thế giới. Điều này chứng tỏ rằng gốm sứ đã từ lâu trở thành một vật liệu quen thuộc gắn liền với sự phát triển và hình thành của loài người.
Tại Tiệp Khắc đã tìm ra những bức tượng nhỏ có niên đại cách đây 27.000 năm TCN. Tương tự như vậy nhiều đồ vật chậu, bình, đĩa… được phát triển ở Hy Lạp cổ đại và Ai Cập trong giai đoạn khoảng 9000 – 6000 năm TCN.
Lịch sử gốm sứ Việt Nam
Không chỉ là một loại vật liệu, gốm sứ còn là chứng nhân lịch sử của đất nước Việt Nam ta. Vào khoảng 6000 – 7000 năm trở về trước; gốm sứ đã bắt đầu manh nha hình thành trên đất nước ta. Để có được sự phát triển mạnh mẽ như ngày nay, gốm sứ Việt Nam đã trải qua hàng trăm năm xây dựng, giữ gìn và bảo tồn, phát triển. Tuy có nhiều biến cố cùng những thăng trầm trong lịch sử nhưng tinh hoa gốm sứ Việt Nam vẫn luôn luôn trường tồn. Luôn có sự đổi mới và để lại một kho tàng các tác phẩm gốm sứ đặc sắc.
Có nhiều làng nghề vẫn còn tồn tại và phát triển cho tới ngày nay nhưng ngược lại cũng có những làng nghề dần mai một và biến mất đi khỏi bản đồ gốm sứ Việt Nam.
Ứng dụng của gốm sứ trong cuộc sống
Gốm sứ dụng trong cuộc sống thường ngày
Có thể nói mỗi ngày chúng ta đều sử dụng những sản phẩm liên quan tới gốm sứ, phố biến nhất phải kể tới: bát đũa, ấm chén, bình hoa… Với giá thành phải chăng và độ thẩm mỹ cao nên các dòng vật dụng từ gốm luôn được các gia đình Việt Nam yêu thích.
Gốm sứ ứng dụng trong Y học
Chắc hẳn chúng ta không quá xa lạ với các loại răng sứ – ngành thẩm mỹ nha khoa hot nhất hiện nay. Những chiếc răng đó được làm từ chất liệu sứ cao cấp có màu trắng đẹp tự nhiên. Không những vậy gốm sứ còn được sử dụng để chế tác các bộ phận thay thế trên cơ thể – nhất là các khớp tay chân giả đem tới độ thẩm mỹ cao.
Vật liệu trong gốm như phốt phát canxi như hydroxyapatit, là vật liệu tổng hợp gần xương nhất. Khi áp dụng trong lĩnh vực y tế vì tính chất osteoconductive của chúng và ít nguy cơ bị bác bỏ bởi cơ thể bệnh nhân. Như vậy, các chất thay thế xương do CERAMAKER sản xuất có tính thích sinh học cao.
Gốm sứ ứng dụng trong ngành xây dựng
Gốm sứ xây dựng là dòng vật liệu sản xuất bằng nguyên liệu chủ đạo đất sét được tạo hình và nhung ở nhiệt độ rất cao. Khi nung nên vật liệu gốm xây dựng có tính chất khác hẳn so với nguyên liệu đầu; nguyên lý đó tạo nên do quá trình thay đổi tính lý hóa học khi nung.
Một số sản phẩm thường được sử dụng trong xây dựng làm từ gốm sứ quen thuộc như: gạch ốp nền, gạch ốp tường, thiết bị vệ sinh… Độ bền cao và công năng sử dụng phù hợp với khí hậu Việt Nam nên gốm sứ luôn được yêu thích.
Gốm sứ đi vào nghệ thuật chế tác thủ công
Không chỉ chế tác nên những đồ gia dụng thường ngày chất liệu gốm sứ đã sớm bước vào bộ môn nghệ thuật chế tác. Những làng nghề làm đồ gốm nổi tiếng như Bát Tràng trở thành cái nôi sản sinh ra rất nhiều tác phẩm nghệ thuật từ gốm.
Đồ decor đa dạng hình thái từ những chiếc lục bình sang trọng quý phái cho đến những chiếc đèn trang trí làm từ gốm. Sứ ghi dấu ấn của con người trong từng giai đoạn phát triển; bởi những dòng sản phẩm nghệ thuật lưu giữ đến ngày nay.
Tham khảo một số mẫu lục bình decor cực xinh cho không gian thêm ấn tượng: https://bitly.com.vn/fl6tiz
Những làng nghề gốm nức tiếng trên cả nước
Gốm sứ Bát Tràng
Đây chắc hẳn là làng nghề không còn xa lạ gì. Làng Bát Tràng nức tiếng xa gần bởi từng đường nét tạo hình tỉ mỉ; bàn tay tài hoa và khéo léo của những người thợ. Vẻ đẹp của sứ Bát Tràng đến từ những họa tiết cầu kì, sáng tạo; Lớp men sáng bóng, luôn bền màu dù thời gian trôi qua là lý do tại sao làng Bát Tràng lại được ưa chuộng tới vậy.
Gốm Chu Đậu
Chu Đậu là một làng quê nhỏ, nằm bên tả ngạn sông Thái Bình; một nhánh của sông Lục Đầu, nơi thông thương với Thăng Long và ra biển rất thuận lợi. Làng Chu Đậu từng một thời cực kỳ nổi tiếng; là dòng cao cấp rất được yêu thích. Tuy nhiên chiến tranh Trịnh – Mạc đã khiến làng này lụi tàn. Tuy nhiên, những tinh hoa của nó vẫn còn tồn tại đến nay và được nhiều doanh nghiệp khôi phục lại.
Gốm sứ Minh Châu
Làng Minh Châu hoàn toàn không sử dụng đất công nghiệp nhập khẩu. Cho sản phẩm bát sau sản xuất có màu sắc tuyệt đẹp; không có chứa các kim loại độc hại, có độ bền cao, kiểu dáng sang trọng, tinh tế. Sứ Minh Châu thích hợp để mang biếu tặng bởi chất liệu cao cấp, kiểu dáng thanh nhã.
Gốm Bàu Trúc
Gốm Bàu Trúc có thể coi là tinh hoa nghệ thuật của người Chăm. Làng nghề nằm ở Phan Rang. Bàu Trúc phát triển được nghề nhờ mỏ đất, mỏ cát riêng biệt chỉ phù sa sông Quao mới có. Ðất mịn, dẻo; cát cũng rất mịn, hạt nhỏ li ti.
Sở dĩ gọi là gốm Cây Mai vì trước đây, làng này được xây dựng ở các làng Phú Giáo – Gò cây Mai thuộc Sài Gòn xưa. Sản phẩm chủ yếu ở làng nghề này gồm loại đồ thông dụng có kích cỡ lớn; loại sản phẩm có trang trí mỹ thuật; các loại ống dẫn nước và tượng bằng đất nung và đồ sành men màu.
Gốm Phù Lãng
Ông tổ nghề Gốm Phù Lãng là một vị quan cuối thời Lý. Khi được cử đi sứ Trung Hoa, ông đã thấy được nét tinh túy và ứng dụng của sứ. Vì vậy mà ông học nghề và truyền lại cho người dân đất Phù Lãng, Bắc Ninh.
Làng Phù Lãng có mang nét sắc thái riêng với những sản phẩm men nâu, nâu đen, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu…mà người ta gọi chung là men da lươn.Đặc biệt là phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, còn gọi là chạm kép. Cho màu men tự nhiên, bền và lạ; dáng của gốm mộc mạc, thô phác nhưng khỏe khoắn. Chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất và lửa, đậm nét tạo hình.
Làng gốm sứ Bình Dương
Cùng với các làng nghề lâu đời và nổi đình đám như Bát Tràng, Biên Hòa, Bàu Trúc…Thì làng sứ Bình Dương cũng là một thương hiệu khá nổi tiếng trong và ngoài nước. Làng này là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất các mặt hàng lâu đời. Trong đó có ba làng nghề sản xuất lâu đời là Tân Phước Khánh, Lái Thiêu và Chánh Nghĩa.
Đặc điểm chung của nó chính là nguồn nguyên liệu từ loại đất sét có độ dẻo; độ kết dính cao. Loại đất này thường xuất hiện ở dọc theo những con sông ở địa phương; Với bàn tay khéo léo và kỹ thuật gia truyền của những nghệ nhân gốc Hoa; Bí quyết canh nung chín bằng củi để ra được những mẻ hoàn hảo.
Làng Tân Phước Khánh
Nét đặc trưng của làng Tân Phước Khánh là đều được tráng men với sắc da lươn hoặc xanh lục đậu. Tuy nhiên, ngày nay men gốm đã có thêm nhiều màu sắc khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng.
Gốm Lái Thiêu
Không giống như nhiều làng nghề gốm khác, đa dạng về mẫu mã, loại hàng. Làng Lái Thiêu chỉ tập trung sản xuất các mặt hàng gia dụng. Từ đồ thờ tự đến các sản phẩm phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày của giới bình dân. Sản phẩm phổ biến nhất là các loại tô, chén, đĩa,…Và những sản phẩm sân vườn như chậu, đôn, khạp, lu,…
Làng Chánh Nghĩa (làng Bà Lụa)
Với nguồn nguyên liệu chính là đất đen, đất trắng và đất Vĩnh Tường. Các sản phẩm này đều mang dấu ấn của Đông Triều. Đặc trưng của làng Chánh Nghĩa chính là men, thường được tráng men trong hoặc men trắng đục. Vừa mới đem ra khỏi lò thì đã rạn, lâu ngày những đường rạn sẽ ngã sang màu hồng trông rất cổ kính.
Một số loại gốm nổi tiếng trên thế giới
Gốm sứ Giang Tây
Ở Trung Quốc có rất nhiều làng nghề gốm sứ nhưng nổi tiếng nhất là Cảnh Đức Trấn thuộc Giang Tây. Do có kỹ thuật sản xuất vượt trội, sản phẩm đạt chất lượng tốt. Vào các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Cảnh Đức Trấn trở thành nơi chuyên sản xuất đồ sứ cho triều đình. Đến đời Minh đã trở thành trung tâm sản xuất đồ sứ của cả nước, được mệnh danh là kinh đô đồ sứ của Trung Quốc.
Gốm Nhật
Thay vì việc sản xuất hàng loạt, đại trà thì gốm sứ Nhật đang tận hưởng một thời kỳ phục hưng khi mọi người tìm kiếm sự độc đáo khác lạ. Khi du lịch đến các làng gốm tại Nhật, bạn sẽ được các xưởng địa phương khuyến khích việc tự trải nghiệm xem các mẫu hãng độc đáo của họ được tạo ra như thế nào.
Bộ đồ ăn và bình hoa hay trà cụ trong là những sản phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật của Nhật. Bên cạnh đó; những vật như tượng nhỏ, ngói lợp và đồ thủ công. Màu sắc mộc mạc, mang đậm hơi thở của đất nước, khí trời,…khiến người ta luôn nhớ về gốm sứ Nhật như một nét thanh tao khó quên.
Thời buổi 4.0 lên ngôi, bài toán bảo vệ môi trường luôn được đề cao và gốm sứ chính là 1 trong những nguyên liệu góp phần đưa ra lời giải cho bài toán đó. Bởi vậy nó luôn là sự lựa chọn số 1 của những người tiêu dùng thông minh.