Trong nhiều thế kỷ, thành phố Venice không chỉ nổi tiếng với sự lãng mạn, mà còn thu hút nhiều du khách với những kiệt tác thủy tinh Murano đầy nghệ thuật.
Hòn đảo Murano nổi lên từ đầm phá Venetian, một vùng nước rộng lớn có bề mặt phản chiếu mọi thay đổi về ánh sáng. Kể từ thế kỷ thứ 13, các nhà sản xuất thủy tinh đã quan sát những vùng nước mênh mông bên ngoài xưởng của họ, và nhìn thấy một thế giới nghệ thuật ở Murano, biến nó trở thành bậc thầy của giới thủy tinh nổi tiếng trên thế giới.
Nghệ thuật thổi thủy tinh Murano còn là một bí mật
Thủy tinh cổ
Những chiếc bình thủy tinh có niên đại từ thời La Mã đã được khai quật trên khắp Veneto. Một số tác phẩm thủy tinh có sự kết hợp với các kỹ thuật cổ điển, chẳng hạn như Murrina mà hiện nay chúng ta sử dụng để tạo nên Murano, có nét tương đồng với thủy tinh ở Venice ngày nay. Fioleri (một loại thủy tinh – hoặc cụ thể hơn là một nhà sản xuất thủy tinh) được ghi chú trong các tài liệu của Venice từ khoảng thế kỷ thứ 10, tên gọi của loại thủy tinh này đã gợi ý cho ta những sản phẩm mà họ có thể sản xuất tại thời điểm này, đó là những đồ gia dụng.
Trong thời trung cổ, nghệ thuật chế tạo thủy tinh cũng phải được liên kết chặt chẽ với nghệ thuật điêu khắc, được sử dụng rộng rãi trên toàn thành phố. Những người thợ khảm Venetian thường xuyên sử dụng kính teserae, hoặc các mảnh thủy tinh để tạo thành những bức tranh ghép tranh trí sản, tường và hầm của nhiều nhà thờ trong thành phố.
Đến những năm 1220, các nhà sản xuất thủy tinh được tổ chức thành các hội hoạt động theo một quy chế nghiêm ngặt không chỉ điều chỉnh các điều kiện làm việc mà còn nhiều khía cạnh khác của cuộc sống trong các nhà xưởng sản xuất thủy tinh.
Tại sao lại gọi là thủy tinh Murano?
Nghệ thuật thổi thủy tinh được đặt ở Murano vì hai lí do. Đầu tiên là để giảm thiểu nguy cơ cháy ở Venice. Một số lượng lớn các lò nung thủy tinh thường xuyên đạt tới nhiệt độ khoảng 1500oC – để tạo ra các vật thể thủy tinh tuyệt đẹp, nhưng cũng rất dễ gây ra những vụ cháy nổ trong thành phố. Để làm giảm nguy cơ hỏa hoạn, vào thập niên 1270, các cơ quan chức trách trong thành phố đã di dời xưởng thủy tinh từ trung tâm thành phố Venice đến Murano, quá trình hoàn tất vào năm 1291. Lý do thứ hai để di dời các thợ thủ công đến Murano có là là lí do chính trị.
Những bí mật thương mại của nghệ nhân làm thủy tinh Murano đã bị rò rỉ khắp Châu Âu trong thời Trung Cổ, và cô lập các nhà sản xuất thủy tinh trên Murano sẽ cho phép đất nước này kiểm soát và xuất khẩu thủy tinh, đảm bảo rằng những bí mật này vẫn tồn tại ở Venice.
Các nhà sản xuất thủy tinh phải đối mặt với tiền phạt cao hoặc thậm chí phạt tù nếu họ rời đi hoặc du lịch bên ngoài nước Cộng Hòa Italia. Điều thú vị khác nữa là, một số xưởng sản xuất thủy tinh từ Dalmatia, Bohemia và các nơi khác vẫn thi thoảng được phép làm việc cho Murano. Cho đến thế kỷ thứ 16, các nhà sản xuất thủy tinh Murano đã nắm giữ độc quyền về sản xuất thủy tinh ở Châu Âu, và những sáng tạo tuyệt vời đã mang đến cho họ sự nổi tiếng trên toàn Thế giới.
Chúng ta đều biết đến kỹ thuật thủ công làm thủy tinh của Venice qua những công trình như L’Arte Vetraria (“nghệ thuật thủy tinh”) do Antonio Neri tạo ra vào năm 1612. Tác phẩm của Neri đã tìm ra những loại thủy tinh Murano có giá trị nhất vào thời điểm lúc bấy giờ. Đáng chú ý là sự tinh tế, nhẹ nhàng mà trong suốt của thủy tinh Murano đã mang đến cho nó danh tiếng.
Hạt thủy tinh
Mặc dù phần lớn các nhà sản xuất thủy tinh của Venice được nhắc tới trong các tài liệu lịch sử là nam giới, nhưng một số nữ thợ thủ công xuất hiện sớm nhất vào những 1500, có liên quan đến làm việc làm đồ trang sức. Hàng ngàn hạt thủy tinh đã được đưa đến Châu Phi và Bắc Mỹ, nơi chúng được sử dụng làm tiền tệ để trao đổi và trở thành phụ kiện thời trang cho đến ngày nay. Thậm chí, bây giờ những hạt thủy tinh Venetian này có thể được tìm thấy trên các đồ gia dụng khác nhau như một chiếc ví Mỹ bản xứ hoặc một chiếc mũ Châu Phi.
Những hạt thủy tinh giao thương phải đối mặt với thách thức vào cuối những năm 1600, khi kinh tế gặp khó khăn và bệnh dịch hạch tấn công Venice. Các nhà chế tạo thủy tinh Murano cũng mất đi sự độc quyền về vấn đề xuất nhập khẩu một số loại thủy tinh và gương cho các nhà sản xuất nội thất Hoàng gia Pháp, và các trung tâm chế tạo thủy tinh khác của châu Âu đang nổi lên. Các phường hội của Venice đã chính thức bị gỡ bỏ trong vài năm đầu của những năm 1800.
Nhưng chỉ một vài thập kỷ sau đó đã được tái quan tâm và mở lại. Giữa những năm 1800, ta đã chứng kiến một sự kết hợp giữa Thủy tinh Murano truyền thống với nền tảng của một số công ty mới, bao gồm Fratelli Barovier và Fratelli Toso, ngày nay còn được gọi là Barovier & Toso. Thủy tinh Murano có được thị trường sôi động như ngày hôm nay một phần là nhờ vào thị trường du lịch và nhu cầu của những người thích sưu tầm những món đồ đặc biệt.
Barovier và Toso được thành lập vào năm 1295, và trở thành những xưởng sản xuất thủy tinh có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực này. Bắt đầu với gia đình Barovier, những truyền thuyết về doanh nghiệp kéo dài qua nhiều thế hệ và đã phong hóa mọi thứ từ chiến tranh đến những thay đổi về sở thích lẫn phong cách. Angelo Barovier cách mạng hóa ngành công nghiệp thủy tinh với những sáng tạo của mình vào năm 1450.
Năm trăm năm sau, hậu duệ của ông là Ercole Barovier còn trở nên nổi bật hơn nữa, khi biến dang tiếng của dòng họ trở nên ưu việt hơn, nâng cao vị thế doanh nghiệp cho đến tận ngày nay.
Sự khác biệt của thủy tinh Murano với những loại thủy tinh khác
Thủy tinh Murano chỉ được sản xuất trên hòn đảo Murano xinh đẹp, nằm trong biên giới của thành phố Venice với miền Bắc nước Ý. Thủy tinh này được làm từ silica, soda, vôi và kali tan chảy với nhau trong một lòng nung đặc biệt ở nhiệt độ 1500oC để đạt được trạng thái lỏng.
Vàng hoặc bạc lá thường được thêm vào trong hỗn hợp thủy tinh, cùng với các khoáng chất như đồng để thêm phần lấp lánh, kẽm để tạo màu trắng, coban cho màu xanh, còn mangan để tạo nên màu tím. Sau đó hỗn hợp này được thổi bằng miệng hoặc được chế tác bằng tay bởi các nghệ nhân tài ba với kỹ thuật đặc biệt và các công cụ cơ bản, nhiều công cụ trong số đó đã được phát triển từ thời Trung cổ và thay đổi ít nhiều cho đến ngày nay.
Phương pháp làm thủy tinh này đã tạo ra những kiệt tác độc đáo với màu sắc phong phú và đẹp mắt, đôi khi còn trở nên siêu thực, có nhiều loại hoa văn và hình dáng, xứng đáng được gọi là tác phẩm nghệ thuật. Mặc dù thủy tinh cũng được tạo ra ở nhiều nơi khác trên thế giới nhưng không có sản phẩm nào được tạo ra với một lịch sử phong phú và có giá trị nghệ thuật như thủy tinh Murano.
Thủy tinh Murano: Một truyền thống lâu dài
Những mảnh thủy tinh từ thời xa xưa được phát hiện ở Veneto đã cho ta thấy một lịch sử lâu đời của ngành sản xuất thủy tinh từ thời cổ đại. Một số tác phẩm trong bảo tàng vẫn còn trông rất hiện đại, với những đường vân kẻ sọc sặc sỡ khiến ta liên tưởng đến Thủy tinh Murano.
Ngày này, nhắc đến hòn đảo Murano đồng nghĩa với việc nhắc đến thủy tinh. Tất cả mọi thứ đều có thể được làm từ thủy tinh Murano như ly rượu, bình hoa, giá nến, hình động vật thu nhỏ, chặn giấy, đèn chùm… mọi loại đồ trang sức bạn có thể tưởng tượng ra. Chúng rất đa dạng về mẫu mã, chất lượng, giá cả và phong cách, và nhanh chóng tạo nên lợi nhuận đáng kể cho ngành thương mại du lịch.