Ngày nay, đồng là thứ kim loại phổ biến, dễ tìm, dễ mua và dễ bắt gặp trong các sản phẩm đời sống hàng ngày. Thế nhưng không phải loại đồng nào cũng phổ biến như thế. Ở Việt Nam có 3 loại đồng mà giới đam mê đồ cổ luôn săn tìm đó là đồng đen, đồng lạnh và đồng đổi màu.
Cả 3 loại đồng này là hàng rất hiếm, thường được tìm thấy ở những đồ vật cổ, có giá trị và niên đại của chúng có thể lên đến vài trăm năm. Và nếu bạn đang sở hữu trong tay một món đồ đồng cổ thì hãy xem cách nhận biết 3 loại đồng này và giá trị trị của từng loại đồng như thế nào qua bài viết dưới đây nhé!
1. Kim loại đồng đen là gì?
Đồng đen (hay còn gọi là ô kim) là hợp kim của đồng và một số kim loại quý khác như vàng, bạc, thiếc,.. Chúng thường được dùng để đúc tượng, đúc chuông.
Sau đây là cách nhận biết đồng đen:
- Loại đồng này thường có màu đen hoặc đen bóng.
- Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời đồng có thể thay đổi liên tục
- Thỏi đồng đen nặng là vậy nhưng khi thả vào chậu nước bằng sắt (phải bằng sắt chứ không phải nhôm hoặc thiếc) thì không chìm hẳn xuống đáy mà cứ lơ lửng.
- Khi để thủy ngân dạng lỏng bên cạnh, vài phút (hoặc hơn) thủy ngân bị đông cứng
- Khi mài đồ đồng đen xuống nền xi măng hoặc lấy dao cắt, thì vết mài cắt đó sẽ đen trở lại.
- Điều đặc biệt ở đồng đen là khi gặp lạnh thì sẽ nở ra, khác hẳn với các kim loại khác là khi gặp lạnh sẽ co vào.
- Ngoài ra dân gian còn lưu truyền rằng tượng đồng đen có thể chữa được một số bệnh như cảm gió, thương hàn.
- Giá bán của đồng đen hiện nay rơi vào khoảng 10 tỷ đồng/kg. Nếu bạn muốn nhìn tận mắt xem rốt cuộc đồng đen là như thế nào, bạn có thể đến một ngôi đền nổi tiếng ở Hà Nội đó là đền Quán Thánh. Ở đó có một pho tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), đời Lê Hy Tông.
2. Kim loại đồng lạnh là gì?
Đồng lạnh thường xuất hiện trong các món đồ cổ như đồ thờ cúng. Cách kiểm tra xem có phải đồng lạnh thật không được giới thu mua chỉ dẫn bằng cách khá phức tạp:
- Nung đồng lạnh trong bếp ga khoảng 1 giờ rồi bỏ ra, đồng thời lấy cây nến dí vào, nếu nến không chảy thì đó chính xác là đồng lạnh.
- Nung đồng lạnh trong bếp ga khoảng 1 giờ rồi bỏ ra, đồng thời lấy cây nến dí vào, nếu nến không chảy thì đó chính xác là đồng lạnh.
- Hoặc có thể dùng bình khò ga, khò trực tiếp ít nhất 40 phút rồi tiếp tục dùng nến thử như trên, nến không chảy là đồng lạnh.
- Ngoài ra bạn có thể xác định xem đó có phải là đồng lạnh không bằng cách xác định bằng cảm nhận của mình: Khối lượng của đồng lạnh phải gấp 3-4 lần đồng bình thường, có thể nặng hơn. Đồng lạnh có thể có màu sắc bất kì, tùy theo niên đại của từng món đồ bạn có mà có giá bán khoảng 5 tỷ đồng/kg.
3. Kim loại đồng đổi màu là gì?
Đồng đổi màu thường được dùng để đúc các đồ thờ cúng ngày xưa như lư, bình,.. Dấu hiệu nhận biết đồng đổi màu này đơn giản hơn so với 2 loại đồng bên trên:
- Màu sắc của đồng đổi màu đa dạng, có màu đen, xám đen, đen hạt nhãn, xám lông chuột và xám.
- Đồng đổi màu khá nặng, nặng hơn khoảng 2-3 lần đồng bình thường, có thể nặng hơn nữa.
- Có thể lấy dũa thép dũa mạnh lên đồng, chỗ vừa dũa liền chuyển sang màu vàng, vàng nhạt, vàng bông bí, đỏ đun, đỏ hồng, trắng bạc. Sau 1 tiếng rưỡi chỗ bị dũa sẽ trở về màu ban đầu.
- Ngoài ra một số người có cách nhận biết khác là mang điện thoại đến gần đồng đổi màu thì điện thoại sẽ bị mất sóng. Phụ thuộc vào thời gian đổi lại màu và loại màu của đồng khi dũa. Giá tham khảo trên thị trường hiện nay rẻ nhất là 1.5 tỷ đồng/kg.
Lưu ý: Các loại đồng bị oxi hóa chuyển màu xanh đều không phải 3 loại đồng quý hiếm này.
Tuy nhiên, những thông tin nhận biết và giá thành của các loại đồng này cũng chỉ mang tính tham khảo. Chứ cũng chưa có thông tin chính thức nào về cách nhận biết chính xác mà cũng chỉ là thông tin truyền miệng nhau và tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau trên internet.
Bạn cũng có thể quan tâm tới các mẫu đèn chùm đồng chất lượng cao tại An Phước!