Phong cách Minimalism hướng tới sự cô đọng của xúc cảm. Từng nét từng chi tiết bổ trợ xen kẽ hòa lẫn vào nhau tạo nên một bản giao hưởng tổng thể của sự tối giản tinh khôi. Chính không gian và ánh sáng làm nên cảm xúc chứ không phải đồ đạc hay trang trí.

Phong cách minimalism tạo cảm giác rộng rãi thoáng đạt-1
Phong cách minimalism tạo cảm giác rộng rãi thoáng đạt

Phong cách minimalism là gì?

Minimalism là gì? Minimalism hay còn được gọi là phong cách tối giản (hay Phong cách nội thất tối thiểu). Là phong cách thể hiện sự đa dạng của nghệ thuật; đặc biệt trong nghệ thuật thị giác và âm thanh; ở đây phẩm được yêu cầu thiết kế tối giản nhất có thể.

Minimalism là một phong trào nghệ thuật phát triển mạnh mẽ ở Mỹ vào những thập niên 60, 70. Xu hướng thiết kế hiện đại, giảm thiểu đến tối đa các chi tiết thừa; và chỉ giữ lại những phần thật cần thiết. Màu sắc tinh giản với những gam màu như trắng, đen, xám cũng là điểm nổi bật của phong cách này. Ngoài việc được ứng dụng trong thiết kế nội thất thì phong cách Minimalism cũng hiện hữu trong thời trang, kiến trúc,…

Phong cách Minimalism trong kiến trúc

Cha đẻ của phong cách Minimalism là kiến trúc sư nổi tiếng Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969). Một bậc thầy nổi tiếng giới kiến trúc hiện đại của thế giới. Những công trình của ông tạo nên đặt nền móng cho cảm hứng tối giản tối đa đạt đến một độ thẩm mỹ nghệ thuật đầy cuốn hút.

Trong những năm 1917 các nhà thiết kế nổi tiếng đã sáng lập nên một phong cách riêng biệt với tên gọi minimalism  – tối giản. Khi theo đuổi trường phái xu hướng tối giản ở thời điểm đó cũng đã từ chối việc chia quá nhiều phòng trên các mặt bằng công trình. Bởi điều đó khiến chúng ta cảm thấy rối mắt không đạt được phương châm “giản lược đề ra”.

Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất

Phong cách Minimalism thu hút bởi sự đơn giản và tinh tế. Nội thất không rườm rà, màu mè mang đường nét tối thiểu, ít chi tiết; và giảm đối đa số lượng. Đặc biệt mọi chi tiết đều mang những ý nghĩa nhất định nhằm tạo ra không gian hài hòa và thông thoáng nhất.

Phong cách tối giản trong nội thất vô cùng thịnh hành ở châu Âu – cái nôi của nội thất thế giới. Phong cách này còn ảnh hưởng trực tiếp đến các xu hướng, phong cách nội thất khác; như các nước Bắc Âu từ thập niên 90 đến nay; và còn lan rộng đến các nước ở Châu Mỹ.

Tại Châu Á phong cách này xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản. Vì thế theo thời gian, Nhật Bản dần trở thành bậc thầy của phong cách tối giản. Nếu bạn để ý và tìm hiểu sẽ thấy được phong cách này hiện hữu ở hầu hết công trình tại Nhật; kể cả đương đại lẫn truyền thống.

Xu hướng phong cách minimalism tinh tế giản đơn -1
Xu hướng phong cách minimalism tinh tế giản đơn

Khám phá nét riêng phong cách tối giản – Minimalism 

Không cầu kỳ như phong cách tân cổ điển, không xanh mướt như phong cách nhiệt đới, cũng không phá cách như phong cách Bắc Âu…. Minimalism hướng tới một sự tinh gọn và giản đơn – tạo nên những nét “độc và lạ”.

Xem thêm:

Góc không gian giản đơn nhưng luôn được yêu thích 1
Góc không gian giản đơn nhưng luôn được yêu thích

Màu sắc tương đồng

Phong cách tối giản Minimalism được thể hiện rõ qua các tác phẩm hội họa của họa sĩ nối tiếng Mark Rothko. Có thể nhận thấy rằng các tác phẩm nghệ thuật của ông tạo nên chỉ có những mảng màu giản đơn tách biệt nhau. Nhưng khi bước vào nghệ thuật kiến trúc bài trí – màu sắc tương đồng lại càng được thể hiện rõ hơn. Thể hiện yếu tố đa dạng trong nghệ thuật đặc biệt là thị giác ngắm nhìn và âm nhạc.

Màu sắc tương đồng dịu nhẹ lan tỏa khiến không gian trở nên rộng rãi -1
Màu sắc tương đồng dịu nhẹ lan tỏa khiến không gian trở nên rộng rãi

Sự tối giản về màu sắc không đồng nghĩa với sự đơn điệu. Cả một tổng thể không gian giống như một bức tranh theo lối – một màu nền chủ đạo và 1 đến 2 màu được dùng làm điểm nhấn khác lạ.

Tổng thể không gian đồng nhất màu sắc -1
Tổng thể không gian đồng nhất màu sắc

Dễ nhận thấy và bắt gặp phổ biến nhất chính là những mảng tường màu trắng hoặc màu sáng làm chủ đạo để tạo nên cảm giác thoáng đãng rộng rãi. Những màu sắc trung tính như xám – ghi cũng rất được ưa chuộng bởi sự tối giản tinh tế lại rất dễ kết hợp với các đồ nội thất màu sắc khác biệt.

Một chút tinh tế nhẹ nhàng điểm cộng từ phong cách nội thất tối giản chính là sự tương phản màu sắc. Tông trắng – đen luôn tạo ra những chút lắng đọng xúc tích cho một không gian tinh tế đầy thu hút.

Nội thất tối giản các đường nét tối đa -1
Nội thất tối giản các đường nét tối đa
Những mảng tường màu trắng tinh khôi tạo sự khoáng đạt -1
Những mảng tường màu trắng tinh khôi tạo sự khoáng đạt rộng rãi

Bố cục là sự đối lập

Nội dung và bố cục khác biệt theo nguyên tắc “Less is more” – ít nhưng lại là nhiều, càng ít càng tốt. Hiểu theo một nghĩa đơn giản nhất chính là sự đơn giản hết mức có thể. Với sự phát triển không ngừng của ngành nội thất bạn vẫn có thể tối ưu được công năng với sự lựa chọn sản phẩm được tích hợp nhiều tính năng.

Màu sắc bố cục đối lập tạo nên một màu riêng của phong cách phong cách minimalist
Màu sắc bố cục đối lập tạo nên một màu riêng của phong cách phong cách minimalist
Khu vực bếp núc giản đơn tối ưu sử dụng -1
Khu vực bếp núc giản đơn tối ưu sử dụng

Nếu như về hình thức thì phong cách Minimalism tạo nên một chiều sâu về cảm nhận và đòi hỏi sự cảm thụ lắng đọng. Để áp dụng được bạn cần phải hiểu rõ được bản thân mình muốn gì? Và có thực sự làm chủ được ngôi nhà của mình hay không?

Điều dễ nhận thấy nhất của phong cách này chính là thiết kế từ khoảng trống đến khoảng đặc của đồ nội thất cũng như ánh sáng lẫn khoảng tối của không gian nội thất. Sự tương phản áp dụng đồng thời sẽ khiến mọi vật trong không gian đều cùng nổi bật và cùng tỏa sáng.

Bố cục không gian đối lập nổi bật tổng thể -1
Bố cục không gian đối lập nổi bật tổng thể
Tổng thể giản đơn nhẹ nhàng theo chủ nghĩa tối giản minimalism
Tổng thể giản đơn nhẹ nhàng theo chủ nghĩa tối giản minimalism

Ánh sáng trong phong cách nội thất Minimalism

Có thể nói rằng ánh sáng chính là linh hồn của không gian mang phong cách Minimalism. Nguồn sáng tự nhiên khiến cả không gian được toát lên vẻ đẹp của sự tinh tế giản lược. Ánh sáng làm nổi bật lên các hình khối kiến trúc đơn giản độc đáo.

Lựa chọn chiếu sáng đúng và đủ sẽ mang tới hiệu ứng thị giác tốt. Những điểm nhấn cần nhấn vào sẽ luôn tạo ra sự cảm nhận dung dị giản đơn. Ngược lại nếu ánh sáng quá lan tràn không có điểm nhấn nhả là điểm trừ cho không gian – trở nên trống rỗng hơn và có nhiều khoảng trống bị lộ ra.

Nguồn sáng tinh tế dịu nhẹ lan tỏa khắp không gian -1
Nguồn sáng tinh tế dịu nhẹ lan tỏa khắp không gian
Ánh sáng tự nhiên luôn được ưu ái sử dụng cho không gian -1
Ánh sáng tự nhiên luôn được ưu ái sử dụng cho không gian
Ánh sáng tự nhiên đón từ những khu vực ngoài trời -1
Ánh sáng tự nhiên đón từ những khu vực ngoài trời

Tiện ích của phong cách nội thất tối giản

Minimalism đi ngược lại với phong cách decor nội thất truyền thống về việc làm phong phú không gian bên trong với các vật dụng đa dạng. Phong cách này hướng đến việc loại các vật dụng thừa thãi nhằm giữ một không gian hoàn hảo tự nhiên tinh tế nhất có thể.

Tính chất loại bỏ, hạn chế các chi tiết, màu sắc không cần thiết nhằm hướng sự tập trung cho không gian. Sự đa dạng trong cái thống nhất tạo nên uy quyền riêng biết tỏa ra nét đẹp khác lạ có một không 2.

Sự gọn gàng tinh tế nội thất tối giản
Sự gọn gàng tinh tế nội thất tối giản
Nếu bạn yêu thích sự gọn gàng hãy lựa chọn phong cách tối giản trong nội thất
Nếu bạn yêu thích sự gọn gàng hãy lựa chọn phong cách tối giản trong nội thất

Phong cách Minimalism phổ biến ở Phương Tây nhưng cũng đang dần đến với các nước châu Á; nổi bật nhất là đất nước Nhật Bản – một âm hưởng đậm chất Á Đông xen lẫn với Minimalism. Kiến trúc tối giản có sự tương đồng với văn hóa và Thiền (Zen) Nhật. Zen nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trầm tư mặc tưởng đúng như trong không gian Thiền đầy sự tối giản. Sống trong đó bạn sẽ có được sự tĩnh tâm lắng đọng của cuộc sống.

Ngôi nhà Nhật Bản phong cách tối giản-1
Ngôi nhà Nhật Bản phong cách tối giản

Nếu bạn là một người thích sự giản đơn và ngăn nắp thì Minimalism chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Ngay khi chạm mắt cái đầu tiên bạn sẽ có được sự hài lòng tuyệt đối với không gian. Nội thất là sự kết tinh từ những đường nét đơn giản, giảm thiểu tối đa đồ dùng trong nhà. Phong cách này đặc biệt ảnh hướng đến xu hướng nội thất của các nước Bắc Âu từ cuối thập kỷ 90 cho đến nay.

Từng góc không gian đều mang nhà phong cách tối giản đậm chất -1
Từng góc không gian đều mang nhà phong cách tối giản đậm chất
Góc tối giản từ những đồ nội thất tinh tế -1
Góc tối giản từ những đồ nội thất tinh tế
Màu trắng là tông màu chủ đạo -1
Màu trắng là tông màu chủ đạo

Ngắm nhìn những công trình đậm chất phong cách Minimalism trong thiết kế

Trăm nghe không bằng một thấy – để cảm thụ được hết vẻ đẹp Minimalism; bạn hãy ngắm nhìn chi tiết từng công trình và cách bố trí của họ. Khi đã thấm nhuần và thấu hiệu nét khác biệt của sự tối giản tinh tế đó – chắc chắn bạn sẽ muốn sở hữu và sống tại một không gian như vậy.

Khu đọc sách được tích hợp tủ chứa nhiều đồ tiện dụng tận dụng không gian -1
Khu đọc sách được tích hợp tủ chứa nhiều đồ tiện dụng tận dụng không gian
Phong cách nội thất tối giản ứng dụng trong phòng ngủ -1
Phong cách nội thất tối giản ứng dụng trong phòng ngủ
Góc nhỏ nghỉ ngơi đậm chất kiến trúc tối giản
Góc nhỏ nghỉ ngơi đậm chất kiến trúc tối giản
Phòng bếp thiết kế tối giản -1
Phòng bếp thiết kế tối giản
Phong cách nội thất minimalist trong phòng khách -1
Phong cách nội thất minimalist trong phòng khách
1 góc không gian tối giản tinh khôi và tự nhiên -1
1 góc không gian tối giản tinh khôi và tự nhiên

Phong cách minimalism đại diện cho vẻ đẹp của sự giản đơn bao trùm cả không gian. Chúng sinh ra như để dành cho cuộc sống hiện đại – tối giản tinh tế khiến cho cuộc sống vốn dĩ đã bộn bề của chúng ta thêm một nốt trầm lắng nhẹ nhàng.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)