Mặc dù đèn trang trí hiện nay cực kì phổ biến, ai cũng biết nhưng lại không có mấy người có thể chỉ tay và đọc tên từng bộ phận của chiếc đèn nhà mình. Bình thường điều này chẳng mấy ảnh hưởng gì cả, tuy nhiên khi chiếc đèn nhà bạn chẳng may gặp chút rắc rối như cháy bóng, xước sơn, đèn chập chờn,… thì bạn không biết cách diễn đạt sao cho người thợ của mình hiểu được vấn đề nằm ở đâu. Chính vì thế đèn An Phước hôm nay sẽ tiết lộ cho các bạn các bộ phận của đèn trang trí chúng ta cần biết, cùng khám phá nhé!
Bóng đèn – bộ phận quan trọng nhất của đèn trang trí
Đã gọi là đèn nhất định phải có bóng. Hiện nay đèn trang trí tồn tại ba loại bóng phổ biến nhất, đó là bóng đèn dây tóc, bóng đèn huỳnh quang và bóng đèn LED.
Bóng đèn sợi đốt có đặc điểm là sáng liên tục, cho ánh sáng vàng, tỏa nhiệt mạnh nên cũng vì thế mà tiêu tốn điện năng. Bóng đèn sợi đốt có tuổi thọ thấp, hay phải thay bóng nhưng bù lại giá của chúng cực kì rẻ.
Bóng đèn huỳnh quanh cho ánh sáng trắng, không tỏa nhiệt, tuổi thọ tương đối cao. Tuy nhiên ánh sáng huỳnh quang không được liên tục, sẽ nháy nháy nếu dòng điện không được ổn định, chính vì thế nhìn kĩ đèn huỳnh quang hoặc sử dụng đèn này trong khi tập trung như đọc sách, làm việc sẽ gây hại cho mắt.
Đèn huỳnh quang thường đi kèm các bộ phận như chấn lưu, tắc te,…. Hiện nay đã có chấn lưu điện tử thay vì chấn lưu điện cảm như ngày xưa nên kích thước của đèn huỳnh quang đã thu nhỏ đi đáng kể, giúp tiết kiệm không gian căn nhà của bạn.
Bóng đèn LED hiện nay là loại bóng đèn đời mới nhất cho hiệu quả chiếu sáng cao, ánh sáng đều, tiết kiệm điện, không tỏa nhiệt mà có tuổi thọ cực kì cao. Một ưu điểm đáng nói nữa là đèn led có kích thước cực kì nhỏ nên giúp bạn tiết kiệm được không gian, thay vào đó bạn có thể sử dụng thêm các chi tiết trang trí khác góp phần làm nổi bật không gian căn nhà.
Với lĩnh vực đèn trang trí nội thất, ngoại thất, bóng đèn sợi đốt và đèn led là phổ biến nhất.
Đui đèn là bộ phận nào?
Đui đèn là bộ phận tiếp điện và giữ chặt bóng đèn sao để đảm bảo nguồn điện vào bóng luôn được ổn định, không chập chờn, bóng đèn được giữ chắc chắn không lỏng lẻo. Hiện nay các sản phẩm bóng đèn dây tóc, bóng đèn huỳnh quanh và một số bóng đèn LED đều sử dụng đui đèn ở dạng đui xoáy, hiếm khi người ta dùng bóng đèn có dạng đui cài có 2 ngạnh như ngày xưa.
Chóa đèn, chao đèn
Một bộ phận với cái tên khá lạ nhưng đèn An Phước đảm bảo rằng bạn đã từng nhìn thấy rất nhiều lần và thực sự quen thuộc.
Chóa đèn hay còn được gọi là chao đèn, đây là bộ phận không có hình dạng cụ thể nhưng bạn có thể dễ dạng nhận ra bởi nó hay được chụp đằng sau bóng đèn, thường là dạng hình chóp cụt hoặc dạng mu chụp. Chóa đèn được làm bằng rất nhiều các vật liệu khác nhau như chất tổng hợp, bằng nhựa nano, nhôm, … Đây đều là những chất liệu có khả năng chịu được nhiệt độ cao, không độc hại, không bắt lửa, có khả năng phản chiếu lại ánh sáng cao gấp 3 đến 4 lần.
Chính vì thế mà chao đèn mang lại hiệu suất chiếu sáng cao hơn, giảm sự tổn thất ánh sáng ra môi trường bên ngoài không cần thiết. Chóa đèn giúp tiết kiệm điện năng cực hiệu quả nhưng vẫn đáp ứng đủ cường độ ánh sáng yêu cầu.
Dây nguồn
Bộ phận quan trọng của đèn để đảm bảo việc cung cấp điện năng cho bóng đèn phát sáng. Bất cứ loại đèn nào cũng đều phải có dây nguồn dẫn điện để phát sáng, trừ các loại đèn không dùng điện ( cái này dĩ nhiên ^^ ). Dây nguồn có 2 dây, một dây âm và một dây dương. Dây âm người ta thường dùng màu dây nhạt như trắng, xám, xanh để đánh dấu; dây dương người ta dùng màu đậm như màu đỏ, đen, vàng để đánh dấu.
Ngày nay, những màu sắc đánh dấu dây âm và dương sẽ không còn được quan tâm nữa bởi dòng điện xoay chiều sẽ liên tục đổi chiều nên màu sắc cũng không có tác dụng gì.
Chấn lưu (Ballast)
Đây là một bộ phận chỉ xuất hiện ở các loại đèn huỳnh quang. Chất lưu có hai loại là chấn lưu điện cảm và chấn lưu điện tử, nguyên lý hoạt động của chúng khác nhau nhưng cùng có chung các chức năng sau:
+ Chấn lưu có thể cung cấp nguồn điện thế khởi động một cách chính xác bởi vì đèn cần điện thế khởi động lớn hơn so với điện thế làm việc.
+ Làm hợp điện thế nguồn về giá trị điện thế làm việc của đèn.
+ Chấn lưu có thể hạn chế dòng điện để tránh đèn bị hỏng bởi vì khi hồ quang xuất hiện thì tổng trở của đèn sẽ giảm (hiệu ứng điện trở vi phân âm).
Chấn lưu điện tử ra đời khiến cho kích thước đèn được thu nhỏ lại cực kì tiện lợi trong việc vận chuyển và lắp đặt.
Kính bảo vệ đèn
Để đảm bảo cho các loại bóng đèn không bị xước xát, vỡ, kính bảo vệ đèn được sản xuất ra. Thông thường những chất liệu làm kính bảo vệ đèn thường là thủy tinh, nhựa trong suốt có khả năng chịu nhiệt cao, cho ánh sáng đi qua một cách dễ dàng để đảm bảo cường độ ánh sáng phát ra ngoài là 100%.
Móc treo đèn
Là một chi tiết cực kì quan trọng đối với những bộ đèn trang trí cần phải gắn lên trần nhà như đèn chùm, đèn thả, đèn thả thông tầng. Đây là bộ phận kết nối chiếc đèn và trần nhà giúp chiếc đèn có thể tự tin lung linh tỏa sáng cho căn nhà của bạn. Móc treo cần sự chắc chắn nên thường được làm bằng các chất liệu có khả năng chịu lực bằng kim loại như sắt mạ đồng hoặc inox,…
Dây cáp, cáp chịu lực
Đối với những chiếc đèn chùm lớn hay đèn thả thông tầng thì chắc chắn không thể thiếu các sợi dây cáp chịu lực. Có nhiều chiếc đèn chùm lớn cho căn nhà có trần khá cao thì việc sử dụng dây cáp là điều cực kì cần thiết. Sử dụng dây cáp chịu lực có những ưu điểm mà các loại dây khác không có được, đó là nhỏ gọn, chịu lực cực tốt, tính thẩm mĩ cao. Dây cáp có một đặc điểm là dù dây có nhỏ nhưng độ chịu lực rất lớn, dây thẳng không con queo so với khi dùng dây thép.
Cúc pha lê
Không phải hoa cúc pha lê mà là tên các chi tiết có trong các bộ đèn trang trí như đèn chùm, đèn tường,… Các cúc pha lê được làm từ pha lê, có các lỗ nhỏ để chúng ta có thể xâu chuỗi chúng lại với nhau tạo thành các chuỗi hạt pha lê cực kì lung linh, lấp lánh trong ánh đèn.
Móc xâu khánh pha lê, móc pha lê
Móc xâu khánh pha lê là những chiếc móc thường làm bằng kim loại mạ giúp xâu chuỗi các cúc pha lê với nhau. Móc xâu này được dập khuôn giống nhau để đảm bảo được độ thẩm mĩ của bộ đèn.
Hạt pha lê
Là các loại hạt được làm từ pha lê với kích thước nhỏ hơn cúc pha lê khá nhiều. Các hạt pha lê được xâu chuỗi lại với nhau tại nên những dây pha lê lấp lánh, thả thòng xuống cực kì đẹp mắt.
Thanh pha lê
Những thanh pha lê dài trong bộ sưu tập đèn chùm đung đưa, lấp lánh chắc chắn sẽ khiến bạn không thể rời mắt.
Quả pha lê
Những quả pha lê tròn xoe, trong suốt sẽ là điểm nhấn cực kì cho bộ sưu tập đèn nhà bạn. Bất cứ mẫu đèn nào sỡ hữu những quả pha lê đều rất được ưa chuộng cả về hình thức cũng như về phong thủy.
Mâm inox
Đối với đèn áp trần, thả pha lê và thông tầng pha lê sẽ có một cái đế inox hình tròn hoặc vuông được gọi là mâm inox. Mâm inox này được gắn các bóng LED và gắn trực tiếp vào trần nhà.
Đế đèn, thân đèn
Đây là phần đế của đèn để bàn giúp đèn đứng vững được trên bề mặt của một mặt phẳng. Hiện nay, phần đế đèn này được thiết kế rất đa dạng màu sắc cũng như là chất liệu. Có loại đế đèn bằng gỗ, có loại bằng nhựa, thậm chí bằng kim loại.
Thân đèn là phần tiếp theo của đế, đây là phần nối tạo nên chiều cao cũng như phong cách của chiếc đèn bàn, đèn cây. Bên trong thân đèn thường có một lỗ nhỏ để có thể luồn dây dẫn điện từ đế đèn lên phần bóng đèn.
Mắt led
Mắt LED hay còn gọi là đèn LED. Đây là phần phát ra ánh sáng của đèn LED. Khi được ghép với nguồn điện thì mắt LED này được coi là một chiếc đèn LED hoàn chỉnh. Mắt LED có thể ghép thành một bộ mạch gồm nhiều các mắt lại với nhau, sắp xếp một cách tùy ý sao cho thích hợp với công năng người sử dụng.
Giá đỡ mâm
Đây là phần giá đỡ giúp cho mâm đèn được cố định vào tường một cách chắc chắn nhất.
Xích đèn
Xích đèn hay còn gọi là dây xích đèn, đây là loại dây xích phù hợp cho các loại đèn thả, đèn chùm kích cỡ nhỏ. Dây xích đèn cũng có công dụng tương tự dây cáp, đó là cố định chiếc đèn ở độ cao phù hợp với không gian căn phòng.
Bát đèn, tay đèn, bầu đèn
Ở những chiếc đèn chùm hay đèn tường thường có nhiều bát đèn. Mỗi đèn chùm thường có từ 6 bát đèn trở lên, trong khi đó đèn tường thường có từ 1 đến 2 bát đèn mà thôi. Bát đèn có rất nhiều loại hình dáng kích thước khác nhau. Những chiếc bát đèn này nối với với bầu đèn bằng tay đèn.
Dây led
Dây led có lẽ là quá quen thuộc với mọi người khi nó được sử dụng rất phổ biến trong trang trí nhà cũng như trang trí ngoại thất, đặc biệt là vào các dịp lễ tết. Hiện nay, dây LED có rất nhiều màu cũng như nhịp độ nháy khác nhau, chính vì thế bạn có thể lựa chọn một cách dễ dàng. Khi mua dây LED, người ta sẽ cắt từ cuộn ra và nối lại cho bạn một đầu để cắm trực tiếp vào nguồn điện.
Kẹp chì
Là chi tiết không thuộc về bản thân của đèn nhưng lại không hề được bỏ qua đối với những loại đèn nhập khẩu. Đối với các loại đồ đạc khác như điện thoại có seal thì kẹp chì cũng như vậy. Đây là chi tiết bao gồm hạt chì và dây niêm phong giúp niêm phong sản phẩm, đảm bảo chất lượng cũng như độ nguyên bản của linh kiện sản phẩm.
Ốc vít
Là chi tiết không thể thiếu để bạn có thể gắn những chiếc đèn lên tường, lên trần nhà. Những chiếc ốc vít giúp cố định giá đèn một cách rất chắc chắn và mang tính thẩm mĩ cao.
Trên đây là những chi tiết quan trọng và phổ biến nhất của đèn. Mong rằng các thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn.